Công đoàn tỉnh Lạng Sơn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn; Tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện, góp phần xây dựng tỉnh Lạng Sơn phát triển nhanh và bền vững.

Giới thiệu

Giới thiệu (5)

VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(Trích: Điều 10 Hiến pháp 2013 - Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam)

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

(Trích: Điều 1 Luật Công đoàn 2012)

CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ - QUYỀN HẠN CỦA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH, THÀNH PHỐ

1. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố tổ chức theo đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định thành lập hoặc giải thể phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Đối tượng tập hợp của liên đoàn lao động tỉnh, thành phố là đoàn viên, người lao động trên địa bàn. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn việc tập hợp đoàn viên, người lao động trong trường hợp đơn vị sử dụng lao động có công ty con, chi nhánh doanh nghiệp, phân hiệu trường... ở địa bàn tỉnh, thành phố khác.

3. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố quyết định thành lập và chỉ đạo trực tiếp các liên đoàn lao động cấp huyện, công đoàn ngành địa phương, công đoàn các khu công nghiệp, công đoàn tổng công ty (thuộc tỉnh, thành phố) và công đoàn cơ sở trong các đơn vị sử dụng lao động trực thuộc bộ, ban, ngành trung ương không có công đoàn ngành trung ương hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn

a. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chỉ đạo của Tổng Liên đoàn và nghị quyết đại hội công đoàn tỉnh, thành phố; triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương.

b. Đại diện, chăm lo và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động trên địa bàn.

- Tham gia với cấp ủy đảng, cơ quan nhà nước tỉnh, thành phố về các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan đến đời sống, việc làm và điều kiện làm việc của người lao động trên địa bàn; tổ chức phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động xã hội.

- Nghiên cứu tham gia xây dựng pháp luật, các chế độ, chính sách lao động, tiền lương, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến người lao động; tham gia cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh.

c. Chủ động hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động trong các đơn vị sử dụng lao động; hướng dẫn và chỉ đạo giải quyết tranh chấp lao động, tham gia điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các doanh nghiệp trên địa bàn.

d. Chỉ đạo liên đoàn lao động cấp huyện, công đoàn ngành địa phương, công đoàn các khu công nghiệp, công đoàn tổng công ty trực thuộc và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

đ. Phối hợp hướng dẫn, chỉ đạo các công đoàn cơ sở trực thuộc công đoàn ngành trung ương và công đoàn cấp trên khác đóng trên địa bàn các hoạt động theo ngành, nghề; triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương.

e. Vận động đoàn viên và người lao động học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật, rèn luyện tác phong và kỹ năng nghề nghiệp; quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, các cơ sở văn hóa công nhân, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giới thiệu việc làm và các trung tâm tư vấn - hỗ trợ người lao động của công đoàn theo quy định của Nhà nước và tổ chức Công đoàn.

g. Thực hiện quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách đối với cán bộ được phân cấp quản lý; phối hợp với cấp ủy cấp huyện và tương đương trong việc sắp xếp, bố trí, đề bạt cán bộ theo phân cấp.

h. Hướng dẫn, chỉ đạo đại hội, hội nghị công đoàn cấp dưới; phát triển đoàn viên, quản lý đoàn viên; đánh giá, xếp loại tổ chức công đoàn hằng năm theo hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

i. Thực hiện công tác đối ngoại theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

k. Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của công đoàn theo quy định của pháp luật Nhà nước.

(Trích: Điều 19 -  Điều lệ Công đoàn Việt Nam 2018)

CÁC KỲ ĐẠI HỘI CỦA CÔNG ĐOÀN LẠNG SƠN 

Từ ngày thành lập đến nay, Công đoàn Lạng Sơn đã trải qua 17 kỳ Đại hội, mỗi Đại hội đều gắn với một thời kỳ lịch sử ghi nhận sự đóng góp của CNVC-LĐ và tổ chức Công đoàn Lạng Sơn đối với tỉnh, đất nước.

HỘI NGHỊ THÀNH LẬP LHCĐ TỈNH LẠNG SƠN

Hội nghị họp ngày 3 tháng 9 năm 1946 tại nhà Số 3 phố Ba Toa thị xã Lạng Sơn (nay là thành phố Lạng Sơn).

Hội nghị đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là: Động viên nhân dân lao động hăng hỏi tham gia bảo vệ chính quyền cách mạng. Xây dựng lực lượng vũ trang công nhân, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Hội nghị bầu 7 đồng chí vào Ban Chấp hành LHCĐ tỉnh lâm thời, đồng chí Phan Minh Tuệ làm thư ký, đồng chí Đặng Việt Anh làm Phó thư ký.


ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÔNG ĐOÀN TỈNH LẦN THỨ NHẤT

Đại hội họp ngày 2 tháng 3 năm 1948 tại Văn phòng Ban Dân vận Tỉnh uỷ (sơ tán về Bản Hấu xã Tân văn huyện Bình Gia) đã tiến hành Đại hội LHCĐ tỉnh lần thứ nhất.

Đại hội đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn là đẩy mạnh sản xuất vũ khí, đạn dược cùng với những nhu yếu phẩm khác, đáp ứng yêu cầu kháng chiến, dân sinh.

Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí, đồng chí Trần Văn Thiệm làm Thư ký. Thắng lợi của Đại hội khẳng định bước phát triển mới khởi đầu cho tổ chức Công đoàn Lạng Sơn, trong những ngày khói lửa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.


ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÔNG ĐOÀN TỈNH LẦN THỨ II

Đại hội đại biểu LHCĐ tỉnh lần thứ II được triệu tập từ ngày 22 đến 25 tháng 4 năm 1957. Dự Đại hội có 91 đại biểu thay mặt hơn 3.000 đoàn viên CNLĐ. Đại hội đã kiểm điểm đánh giá phong trào qua 9 năm (1948 – 1957) khôi phục và phát triển kinh tế 1955 – 1957.

Đại hội đã đề ra nhiệm vụ cụ thể cho phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn Lạng Sơn là: "Đoàn kết tập hợp rộng rãi lao động chân tay, lao động trí óc, giáo dục tư tưởng XHCN, nâng cao trình độ kỹ thuật văn hoá cho lao động, ra sức thi đua hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1957, cải thiện đời sống nhân dân lao động".

Đại hội đã bầu 11 đồng chí vào Ban Chấp hành, đồng chí Ngô Tất Đạt (Đỗ Quang Đãng) được bầu làm Chánh thư ký. Đây là một sự kiện rất quan trọng đánh dấu bước trưởng thành của phong trào công nhân và Công đoàn Lạng Sơn.


ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÔNG ĐOÀN TỈNH LẦN THỨ III

Đại hội được tổ chức từ ngày 30/3 đến ngày 3/4/1960 tại thị xã Lạng Sơn. Đại hội đã tổng kết phong trào CNLĐ và hoạt động công đoàn (1957- 1960) và đề ra phương hướng nhiệm vụ công tác công đoàn (1960 – 1962) là: "Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao trình độ văn hoá, kỹ thuật, nghiệp vụ cho đoàn viên và lao động. Cải thiện điều kiện lao động và bảo đảm an toàn lao động. Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội. Tham gia tốt công tác của địa phương".

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 17 uỷ viên chính thức, 4 uỷ viên dự khuyết, đồng chí Hoàng Văn Đức được bầu làm Thư ký.


ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÔNG ĐOÀN TỈNH LẦN THỨ IV

Đại hội được tổ chức tổ chức từ ngày 6 đến ngày 7 tháng 7 năm 1962, tại thị xã Lạng Sơn.

Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ của phong trào CNVC và hoạt động Công đoàn là: “Đoàn kết, giáo dục toàn thể công nhân viên chức, tăng cường ý chí phấn đấu nâng cao giác ngộ giai cấp, đề cao vai trò làm chủ, đẩy mạnh phong trào thi đua, phấn đấu trở thành tổ, đội lao động XHCN, hoàn thành v­ượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, nâng cao một bư­ớc đời sống của người lao động".

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 17 uỷ viên chính thức, 4 uỷ viên dự khuyết, đồng chí Hoàng Văn Đức được bầu lại làm Thư ký.


ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÔNG ĐOÀN TỈNH LẦN THỨ V

Đại hội được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 7 năm 1965.

Đại hội đánh giá quá trình thực hiện chủ trương chuyển hướng kinh tế của Tỉnh uỷ, đồng thời đề ra nhiệm vụ cho tổ chức công đoàn trong thời gian tới là: “Động viên CNVC phát huy vai trò làm chủ tập thể hăng say sản xuất và công tác và tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, gúp phần chi viện cho chiến trường đánh thắng”.

 Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 17 uỷ viên chính thức, 2 uỷ viên dự khuyết, đồng chí Ngô Tiếu và đồng chí Mai Quyển được Đại hội bầu làm Thư ký và Phó thư ký LHCĐ tỉnh.


ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÔNG ĐOÀN TỈNH LẦN THỨ VI

Đại hội được tổ chức từ ngày 5 đến ngày 7 thỏng 7 năm 1975.

Đại hội diễn ra trong không khí phấn khởi của CNVCLĐ toàn tỉnh đang lỗ lực thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng đất nước thống nhất.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 23 đồng chí, đồng chí Đào Đình Oanh được bầu làm Thư ký LHCĐ tỉnh.


HỘI NGHI HỢP NHẤT CÔNG ĐOÀN LẠNG SƠN VÀ CAO BẰNG THÀNH LHCĐ TỈNH CAO LẠNG

 ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÔNG ĐOÀN TỈNH LẦN THỨ VII

Hội nghị hợp nhất được tổ chức 1976. Hội nghị hợp nhất ra Nghị quyết nhấn mạnh: "Trước tình hình và nhiệm vụ mới mọi hoạt động công đoàn, nhất là công tác chính trị tư tưởng và tổ chức cán bộ phải có những chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm của công đoàn trong năm 1976 là phát động phong trào thi đua lao động sản xuất sôi nổi, liên tục đều khắp, giành "3 điểm cao" hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 1976".

 Ban Chấp hành lâm thời gồm 33 đồng chí, đồng chí Lê Minh làm Thư ký, đồng chí Đào Đình Oanh và Đỗ Quang Tụ làm Phó thư ký.

Trong 3 ngày từ 25 đến 27/01/1978 Đại hội Công đoàn tỉnh Cao Lạng lần thứ I (coi đây là Đại hội lần thứ VII của Công đoàn tỉnh Lạng Sơn). Đại hội đề ra nhiệm vụ trọng tâm: "Xây dựng đội ngũ CNVC lớn mạnh về mọi mặt, có tinh thần, năng lực làm chủ tập thể, ra sức phát triển các ngành Nụng nghiệp, Lâm nghiệp và Công nghiệp. Đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng CNXH, bảo vệ và chăm lo lợi ích chính đáng của CNVC, cải tiến tổ chức, phương pháp công tác, nâng cao năng lực, tham gia quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, xây dựng Công đoàn vững mạnh".

 Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 25 đồng chí, đồng chí Lê Minh được bầu làm Thư ký, đồng chí Hoàng Đình Danh và Đỗ Quang Tụ làm Phó thư ký.


ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÔNG ĐOÀN TỈNH LẦN THỨ VIII

Đại hội tổ chức từ ngày 14 đến 15 /5 /1981, tại Đồng Bành xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng.

Đại hội đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của các cấp công đoàn trong tỉnh là: “Tổ chức phong trào công nhân viên chức, thực hiện vượt mức kế hoạch Nhà nước trước mắt là năm 1981, lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V và thi hành hiến pháp mới. CNVC cùng với lực lượng vũ trang và nhân dân trong tỉnh tăng cường quốc phòng và an ninh sẵn sàng chiến đấu chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc, ổn định và chăm lo đời sống CNVC, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực”.

 Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 31 đồng chí, đồng chí Nông Lân Anh được bầu làm Thư ký, đồng chí Hoàng Hán Minh làm Phó thư ký.


ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÔNG ĐOÀN TỈNH LẦN THỨ IX

Đại hội được tổ chức tháng 8 năm 1983, tại Đồng Bành, Chi Lăng.

Đại hội đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho tổ chức công đoàn là:

1- Tổ chức động viên CNVC đi đầu trong sự nghiệp xây dựng quốc phòng và an ninh vững mạnh, sẵn sàng chiến đấu đề cao cảnh giỏc đập tan nhiều kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch.

2- Đẩy mạnh phong trào CNVC thi đua lao động sản xuất sáng kiến và tiết kiệm, thực hiện vượt mức kế hoạch Nhà nước (1983 - 1985).

3- Tham gia giải quyết tốt vấn đề lao động tiền lương, việc làm cho CNVC…thực hiện tốt công tác phân phối lưu thông. Đẩy mạnh phong trào tăng gia tự cải thiện - góp phần ổn định một bước đời sống người lao động.

4- Kiện toàn củng cố tổ chức công đoàn vững mạnh và cải tiến một bước công tác chỉ đạo thực hiện.

5- Ra sức giáo dục, xây dựng đội ngũ CNVC phát triển toàn diện, góp phần đẩy lựi, chặn đứng các hiện tượng tiêu cực trong kinh tế, đời sống và sinh hoạt xã hội.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 33 đồng chí, đồng chí Nông Lân Anh được bầu lại làm Thư ký, đồng chí Vương Ký Lùng và đồng chí Tô Quốc Thi làm Phó thư ký.


ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÔNG ĐOÀN TỈNH LẦN THỨ X-ĐẠI HỘI ĐỔI MỚI

Đại hội được tổ chức từ ngày 29 đến 31/8/1988, tại Hội trường Tỉnh uỷ, thị xã Lạng Sơn.

Đại hội đã thảo luận với tinh thần đổi mới, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật. Đại hội kiểm điểm nghiêm túc những mặt còn hạn chế của phong trào công nhân và hoạt động công đoàn, đồng thời đề ra phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 1988 – 1993 là: "Tăng cường giáo dục, động viên CNVC phát huy quyền làm chủ tập thể, đi đầu trong việc thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích chính đáng của CNVC, tăng cường củng cố, kiện toàn tổ chức công đoàn các cấp, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đổi mới tổ chức, cán bộ công đoàn. Mọi hoạt động của công đoàn phải hướng về cơ sở, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cơ sở chủ động hoạt động. Tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chớnh trị trật tự an toàn xã hội"

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 31 đồng chí, Đồng chí Vương Ký Lùng được bầu làm Thư ký, đồng chí Trần Ngọc Bình làm Phó thư ký.

(Đại hội Công đoàn Việt Nam tháng 10/1988 đổi tên Tổng Công đoàn thành Tổng LĐLĐ Việt Nam- LHCĐ địa phương gọi là LĐLĐ, chức danh Thư ký, Phó thư ký được gọi là Chủ tịch, Phó chủ tịch)


ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÔNG ĐOÀN TỈNH LẦN THỨ XI

Đại hội được tổ chức từ ngày 19 đến 21/5/1993, tại Hội trường Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 1993- 1998 là: " Vì lợi ích của CNLĐ và sự lớn mạnh của giai cấp công nhân; vì sự nghiệp ổn định và phát triển của đất nước; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động Công đoàn…". Bên cạnh đó tổ chức Công đoàn Lạng Sơn đã bám sát mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra làm mục tiêu chung cho phong trào CNVC và hoạt động công đoàn Lạng Sơn.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 21 đồng chí, đồng chí Vương Ký Lùng và đồng chí Trần Ngọc Bình được bầu lại làm Chủ tịch và Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh.


ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÔNG ĐOÀN TỈNH LẦN THỨ XII

Trong 2 ngày 18 và 19 tháng 5 năm1998, Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Lạng Sơn lần thứ XII đã thành công tốt đẹp tại Hội trường lớn Tỉnh uỷ. Đại hội đã kiểm điểm, đánh giá phong trào CNVC-LĐ và hoạt động Công đoàn nhiệm kỳ 1993-1998, xác định mục tiêu phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 1998-2003 với mục tiêu chủ yếu: "Phát huy quyền làm chủ của CNVC-LĐ, nâng cao vai trò tham gia quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp của tổ chức công đoàn; động viên sức mạnh tổng hợp của CNVC-LĐ cùng với nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 1996 - 2000 và những năm tiếp theo. Tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đã đề ra: Đẩy mạnh phát triển kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 1996 - 2000 từ 12% trở lên. Cùng với Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CNVC-LĐ. Thực hiện công bằng xã hội; quan tâm giải quyết việc làm, đời sống đối với CNVC-LĐ; thực hiện xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, trình độ chuyên môn, tay nghề cho CNVC-LĐ. Tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; giữ gìn an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xú hội, chính trị ổn định; phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh". Khẩu hiệu hành động là: "Vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì việc làm đời sống, quyền dân chủ của CNVC-LĐ, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam và tổ chức công đoàn vững mạnh". Đại hội đã đề ra 6 nhiệm vụ và nêu lên 6 giải pháp cụ thể cho phong trào CNVC-LĐ và hoạt động công đoàn tỉnh giai đoạn 1998 - 2003.

Đại hội bầu Ban Chấp hành mới gồm 31 đồng chí, đồng chớ Hoàng Thị Bích Ly được bầu làm Chủ tịch, hai đồng chí Trần Ngọc Bình và Lê Triệu Bình được bầu làm Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh.

Do yêu cầu luân chuyển cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tháng 3/2001 đồng chí Hoàng Thị Bích Ly, uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ được phân công giữ chức vụ Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ Lạng Sơn. Tháng 4 năm 2001 đồng chí Trần Ngọc Bình được bầu giữ chức vụ Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lạng Sơn. Tháng 1 năm 2002 đồng chớ Lô Tiến Sơn được bầu giữ chức Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lạng Sơn.


ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÔNG ĐOÀN TỈNH LẦN THỨ XIII

Đại hội được tổ chức từ ngày 24 đến ngày 26/6/2003 trong không khí đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, đổi mới. Đại hội đánh giá về phong trào CNVC-LĐ và hoạt động Công đoàn nhiệm kỳ (1998-2003) và đề ra mục tiêu, phương hướng cho nhiệm kỳ (2003-2008). Với quyết tâm thực hiện mục tiêu: "Xừy dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới; củng cố và phát triển sâu rộng khối đại đoàn kết toàn dân, trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, rộng khắp, thiết thực và hiệu quả trong CNVC-LĐ; chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC-LĐ; đẩy mạnh phát triển đoàn viên và tổ chức công đoàn trong các thành phần kinh tế; nâng cao năng lực và trỡnh độ cỏn bộ cụng đoàn; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng Lạng Sơn thành một tỉnh giàu mạnh, văn minh".

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành mới gồm 33 đồng chí, đồng chí Trần Ngọc Bình được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Lô Tiến Sơn được bầu làm Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh. Thực hiện điều động của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, ngày 17 tháng 1 năm 2006 đồng chí Trần Thị Kim Anh được bầu bổ sung làm Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh.


ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÔNG ĐOÀN TỈNH LẦN THỨ XIV

Nhiệm kỳ 2008 - 2013

Đại hội được tổ chức từ ngày 26 đến ngày 28/5/2008 trong không khí đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, đổi mới. Đại hội đánh giá về phong trào CNVC-LĐ và hoạt động Công đoàn nhiệm kỳ (2003- 2008) và đề ra mục tiêu, phương hướng cho nhiệm kỳ (2008-2013). Với nhiệm vụ : Tiếp tục tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện chương trình hành động của Tổng Liên đoàn, của LĐLĐ tỉnh thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X “về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”...; Phát động và tổ chức trong đoàn viên và người lao động tham gia các phong trào: “Học tập nừng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp”, “Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở”, “Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp” và các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao; Vận động công nhân, viên chức, lao động tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; Tuyên truyền công tác phát triển tổ chức Đảng trong các loại hình doanh nghiệp, giới thiệu đoàn viên công đoàn ưu tú để tổ chức Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp Đảng;  Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; xừy dựng tổ chức cụng đoàn vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành mới gồm 35 đồng chí, đồng chí Trần Ngọc Bình được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Lô Tiến Sơn được bầu làm Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh, tháng 3 năm 2011 đồng chí Trần Ngọc Bình nghỉ hưu, đồng chí Lô Tiến Sơn được bầu làm Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, đồng chí Trần Thị Kim Anh được bầu làm Phó chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh, tháng 01 năm 2012 đồng chí Trần Quốc Vương được bầu bổ sung làm Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh.


ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÔNG ĐOÀN LẦN THỨ XV

Nhiệm kỳ 2013-2018

Đại hội đại biểu Công đoàn Lạng Sơn lần thứ XV diễn ra từ ngày 08 đến ngày 10/4/2013 tại Trung tâm hội nghị tỉnh Lạng Sơn. Đại hội đánh giá về phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn nhiệm kỳ (2008 - 2013) và xây dựng mục tiêu, phương hướng cho nhiệm kỳ (2013 - 2018).

Mục tiêu tổng quát của Đại hội: Hướng hoạt động về cơ sở; thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, giáo dục, vận động người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không ngừng học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức pháp luật; phát triển đoàn viên, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; tổ chức phong trào thi đua yêu nước góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành mới gồm 35 đồng chí; Đồng chí Lô Tiến Sơn được bầu tái cử chức vụ Chủ tịch LĐLĐ tỉnh khoá XV; Đồng chí Trần Thị Kim Anh, Trần Quốc Vương được bầu tái cử chức vụ Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh; Đồng chí Bế Thị Hòa được bầu cử chức vụ Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh.

 

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÔNG ĐOÀN LẦN THỨ XVI

Nhiệm kỳ 2018-2023

Đại hội Công đoàn tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVI diễn ra từ ngày 27 đến ngày 28/6/2018 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Lạng SơnDự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Trần Văn Thuật, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; đồng chí Lâm Thị Phương Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy. Tham dự Đại hội có 248 đại biểu ưu tú đại diện cho hơn 48.000 đoàn viên, CNVCLĐ trên địa bàn tỉnh. 

Mục tiêu tổng quát của Đại hội: Thực hiện đổi mới nội dung phương thức hoạt động công đoàn; lấy nhu cầu chính đáng của số đông đoàn viên, người lao động làm cơ sở hoạt động; lấy đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động làm mục tiêu hoạt động; lấy công đoàn cơ sở làm địa bàn chủ yếu, lấy đoàn viên, người lao động là đối tượng vận động. Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; tập hợp thu hút đoàn viên gắn bó với tổ chức Công đoàn; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ chuyên trách công đoàn có bản lĩnh chính trị, trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm. Xây dựng đội ngũ đoàn viên, người lao động nâng cao ý thức pháp luật, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp và tinh thần dân tộc; tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, góp phần xây dựng Lạng Sơn ngày càng phát triển”.

Đại hội đã đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh Lạng Sơn lần thứ XV, nhiệm kỳ 2013 - 2018; đánh giá việc thực hiện 4 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết.

Đại hội đã bầu 32/35 đồng chí vào Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh Lạng Sơn khóa XVI, nhiệm kỳ 2018 - 2023; bầu Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh gồm 11 đồng chí, đồng chí Lý Đức Thanh, Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy Lộc Bình được bầu cử chức Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, các đồng chí Bế Thị Hòa, Trần Quốc Vương được bầu tái cử chức Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, đồng chí Lương Chí Công được bầu cử chức Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2018 - 2023.


ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÔNG ĐOÀN LẦN THỨ XVII

 Nhiệm kỳ 2023-2028

Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028, diễn ra từ ngày 27 đến ngày 28 tháng 7 năm 2023 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh. Tham dự Đại hội có tổng số 246 đại biểu trên tổng số 250 đại biểu được triệu tập. 

Đại hội vinh dự được đón đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn; đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. 

Với phương châmĐổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển, Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2018 - 2023; cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết cấp ủy Đảng về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh, kiểm điểm vai trò lãnh đạo của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Công đoàn tỉnh nhiệm kỳ 2018 - 2023; xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn nhiệm kỳ 2023 - 2028 với tinh thần: “Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn, tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện, góp phần xây dựng tỉnh Lạng Sơn phát triển nhanh và bền vững”. 

Sau 1,5 ngày làm việc, với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, phát huy dân chủ và trí tuệ, Đại hội Công đoàn tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã hoàn thành chương trình đề ra và thành công tốt đẹp. 

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh khoá XVII gồm 30 đồng chí (Khuyết 03 đồng chí), tại phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh khoá XVII đã bầu Ban Thường vụ gồm 10 đồng chí (khuyết 01 đồng chí); bầu Chủ tịch; 02 Phó Chủ tịch; bầu Uỷ ban Kiểm tra gồm 05 đồng chí và bầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Liên đoàn Lao động tỉnh khóa XVII. Đồng chí Bế Thị Hòa được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh; đồng chí Trần Quốc Vương, đồng chí Lương Chí Công được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Với tinh thần, trách nhiệm cao, Đại hội đã bầu Đoàn đại biểu của Công đoàn tỉnh Lạng Sơn dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đảm bảo tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng theo quy định, gồm 09 đại biểu chính thức và 02 đại biểu dự khuyết.

Trải qua 17 kỳ Đại hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với giai cấp công nhân Việt Nam, phong trào công nhân và Công đoàn Lạng Sơn luôn luôn được các cấp uỷ Đảng quan tâm chỉ đạo, sự phối hợp, tạo điều kiện của chính quyền và các đoàn thể đã khắc phục được mọi khó khăn thử thách, góp phần to lớn vào quá trình đổi mới của đất nước cũng như của tỉnh.

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hoạt động Công đoàn Lạng Sơn luôn luôn bám sát vào đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện cụ thể để chỉ đạo phong trào CNVC-LĐ và hoạt động công đoàn phù hợp với hoàn cảnh của tỉnh. Phong trào công nhân và Công đoàn Lạng Sơn đã và ngày càng phát triển, hoạt động công đoàn đã có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, xứng đáng là chỗ dựa vững chắc, tin cậy và là người đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của CNVC-LĐ. Phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đoàn kết cùng với nhân dân các dân tộc trong tỉnh góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế-xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo./.

(BBT cập nhật tháng 10 năm 2023)

THƯỜNG TRỰC, BAN THƯỜNG VỤ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG

TỈNH LẠNG SƠN KHÓA XVII, NHIỆM KỲ 2023 - 2028

DC BẾ THỊ HOÀ

1. Đồng chí Bế Thị Hòa - Chủ tịch

DC Vương

2. Đồng chí Trần Quốc Vương - Phó Chủ tịch Thường trực

ĐC Công áo CĐ

3. Đồng chí Lương Chí Công - Phó Chủ tịch

Hoàng Thị Cúc - CVPTC LĐLĐ tỉnh

4. Đồng chí Hoàng Thị Cúc - Chánh Văn phòng - Tài chính

Hà Văn Hải - UBKT LĐLĐ tỉnh

5. Đồng chí Hà Văn Hải - Trưởng Ban CSPL và QHLĐ

DC OANH

6. Đồng chí Hoàng Thị Oanh - Trưởng Ban Tổ chức - Kiểm tra

Hoàng Ngọc Thuý áo dài - LĐLĐ huyện Đình Lập

7. Đồng chí Hoàng Ngọc Thúy - Trưởng Ban Tuyên giáo - Nữ công

HÀ VĂN HUÂN CAO LỘC

8. Đồng chí Hà Văn Huân - Chủ tịch LĐLĐ huyện Cao Lộc

Hoàng Thái Lâm - LĐLĐ Thành Phố

9. Đồng chí Hoàng Thái Lâm - Chủ tịch LĐLĐ thành phố Lạng Sơn

Hà Thuý Hằng CĐN Giáo dục

10. Đồng chí Hà Thị Thúy Hằng - Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh

LỜI GIỚI THIỆU

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp là Tỉnh ủy Lạng Sơn, từ ngày thành lập cho đến nay, trải qua chặng đường gần 80 năm xây dựng và phát triển(1946 - 2023), Liên đoàn Lao động tỉnh Lạng Sơn không ngừng phát huy truyền thống cách mạng, tổ chức động viên các thế hệ đoàn viên, người lao động trong tỉnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, luôn luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, đóng góp nhiều công sức, trí tuệ cho thắng lợi của công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng quê hương Xứ Lạng ngày càng giàu đẹp.

Ôn lại chặng đường cách mạng vẻ vang của Công đoàn Lạng Sơn sẽ góp phần khơi dậy niềm tự hào cho các thế hệ đoàn viên, người lao động hôm nay và mai sau. Từ đó củng cố niềm tin, ý chí phấn đấu, cống hiến không ngừng cho thắng lợi của sự nghiệp đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Với ý nghĩa đó, năm 1992, Liên đoàn Lao động tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn “Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Lạng Sơn (1925 - 1990)” và năm 2008 tổ chức tái bản, chỉnh lý, bổ sung, viết mới giai đoạn 1990 - 2006 in gộp thành cuốn “Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Lạng Sơn (1925 - 2006)”. Cả hai cuốn sách là những công trình khoa học được nghiên cứu công phu, ban biên soạn đã tổ chức sưu tầm, tập hợp tư liệu từ các kho lưu trữ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, kho lưu trữ tư liệu của khu Việt Bắc cũ tại Thái Nguyên, các kho lưu trữ trong tỉnh và được sự quan tâm giúp đỡ của Trung tâm nghiên cứu lịch sử Công đoàn Việt Nam, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lạng Sơn.

 Lịch sử là dòng chảy liên tục, thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”, Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 6/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về tiếp tục nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống”,Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh Lạng Sơn khóa XVI, nhiệm kỳ 2018 - 2023 quyết định tổ chức tái bản, chỉnh lý, bổ sung cuốn sách xuất bản năm 2008 viết mới giai đoạn 2007 - 2023 in gộp thành cuốn “Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn tỉnh Lạng Sơn (1925 - 2023)”.

Nội dung cuốn sách tái hiện một cách chân thực chặng đường gần 80 năm hoạt động vẻ vang, phản ánh những trang sử hào hùng của Công đoàn tỉnh Lạng Sơn đã góp phần làm nên những thắng lợi to lớn của Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn trong đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tiến tới Đại hội Công đoàn tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Lạng Sơn tổ chức phát hành cuốn sách “Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn tỉnh Lạng Sơn (1925 - 2023)”. Nhân dịp này, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh trân trọng cảm ơn các đồng chí nguyên là lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, của Liên đoàn Lao động tỉnh qua các thời kỳ, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lạng Sơn, các cơ quan lưu trữ ở Trung ương và trong tỉnh đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi để cuốn sách được xuất bản đúng kế hoạch đề ra.

Do nguồn tư liệu lưu trữ không thật đầy đủ, các nhân chứng lịch sử không còn nhiều, khả năng biên soạn có phần còn hạn chế, nên cuốn sách không tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các đồng chí và bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản tiếp theo.

Trân trọng giới thiệu cùng các đồng chí và bạn đọc.

 

 

TM. BAN THƯỜNG VỤ LĐLĐ TỈNH LẠNG SƠN

 

 

CHỦ TỊCH

 

 

Lý Đức Thanh

 

Lịch sử phong trào CNCĐ Lạng Sơn chuan in_compressed.pdf (bản đảy đủ)

 

 

TT

Họ và tên

Chức danh


1

Bế Thị Hòa

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh


2

Trần Quốc Vương

Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh


3

Lương Chí Công

Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, Chủ tịch Công đoàn Viên chức

4

Hoàng Thị Oanh

Trưởng Ban Tổ chức- Kiểm tra LĐLĐ tỉnh


5

Hà Văn Hải

Trưởng Ban CSPL và QHLĐ LĐLĐ tỉnh


6

Hoàng Thị Cúc

Chánh Văn phòng- Tài chính LĐLĐ tỉnh Lạng Sơn


7

Hoàng Ngọc Thúy

Trưởng Ban Tuyên giáo- Nữ công, LĐLĐ tỉnh


8

Hoàng Thái Lâm

Chủ tịch LĐLĐ thành phố Lạng Sơn


9

Hà Văn Huân

Chủ tịch LĐLĐ huyện Cao Lộc


10

Hà Thị Thúy Hằng

Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn


11

Vũ Thị Vân Nga

Phó Chánh Văn phòng - Tài chính LĐLĐ tỉnh Lạng Sơn


12

Lê Văn Ý

Phó Trưởng Ban CSPL và QHLĐ LĐLĐ tỉnh


13

Nông Thị Hồng Thắm

Chủ tịch LĐLĐ huyện Tràng Định


14

Liễu Văn Hoàng

Chủ tịch LĐLĐ huyện Văn Quan


15

Phạm Văn Thắng

Chủ tịch LĐLĐ huyện Văn Lãng


16

Hoàng Đức Bình

Chủ tịch LĐLĐ huyện Chi Lăng


17

Trần Thị Thủy

Chủ tịch LĐLĐ huyện Bắc Sơn


18

Hoàng Thị Bích Hà

Chủ tịch LĐLĐ huyện Hữu Lũng


19

Hoàng Văn Thịnh

Chủ tịch LĐLĐ huyện Bình Gia


20

Trịnh Thu Trường

Chủ tịch LĐLĐ huyện Lộc Bình


21

Phạm Thị Nhàn

Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế


22

Dương Mai Khoa

Phó Chủ tịch Công đoàn Viên chức tỉnh


23

Trương Thị Hảo

Phó Chủ Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Lạng Sơn


24

Dương Hoàng Liên Hương

PhóTrưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy


25

Bùi Minh Bằng

 Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh


26

Đỗ Đức Thịnh

 Phó Giám đốc, Chủ tịch CĐCS Sở Tài chính tỉnh Lạng Sơn

27

Nông Văn Hoan

Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Lạng sơn


28

Dương Minh Tuệ

Phó Giám đốc sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn

29

Đàm Văn Chính

Phó Giám đốc sở Lao động-Thương binh và Xã Hội tỉnh Lạng Sơn

30

Trần Tuấn Khanh

Chủ tịch Công đoàn, Công ty Điện lực Lạng Sơn