Công đoàn tỉnh Lạng Sơn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn; Tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện, góp phần xây dựng tỉnh Lạng Sơn phát triển nhanh và bền vững.

Thứ hai, 25 Tháng 10 2021 23:13

Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong giám sát và phản biện xã hội

Thực hiện theo tinh thần Quyết định 217-QĐ/TW và Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị về thực hiện công tác giám sát và phản biện xã hội của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, hướng dẫn số 726/HD-TLĐ ngày 02/6/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, hằng năm, LĐLĐ tỉnh đã ban hành kế hoạch giám sát và phản biện xã hội góp phần phát huy quyền làm chủ của công nhân lao động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngày càng ổn định phát triển.

Liên đoàn Lao động tỉnh hiện quản lý 1.337 CĐCS với tổng số 40.752/41.758 người (tỷ lệ thu hút đạt 97,59%), trong đó có 35.755 người đoàn viên công đoàn trực thuộc LĐLĐ Khu vực hành chính sự nghiệp nhà nước (87,74%); 4.997 người khu vực sản xuất, kinh doanh (12,26%), Đoàn viên nữ 25.219/40.752 người (chiếm tỷ lệ 61,9%). Những năm qua, tình hình quan hệ lao động ở các doanh nghiệp (DN) cơ bản ổn định, không xảy ra đình công, bãi công, nhưng vẫn còn một vài DN gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Do đó việc thực hiện chế độ chính sách đối với CNLĐ chưa tốt, chưa đúng quy định pháp luật. Trước thực trạng đó, các cấp Công đoàn (CĐ) đã phối hợp chặt chẽ với các ban ngành chức năng, làm tốt công tác tuyên truyền vận động công nhân lao động (CNLĐ) hiểu, thông cảm, chia sẻ với DN, chấp hành tốt pháp luật; tiếp xúc và làm việc với DN để có những giải pháp giải quyết các chế độ chính sách cho CNLĐ ở những nơi có vướng mắc về quan hệ lao động, CĐ kịp thời gặp gỡ lấy ý kiến, tổ chức đối thoại, bàn bạc tham gia các giải pháp phù hợp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của CNLĐ, chia sẽ đồng hành cùng DN nhằm ổn định tình hình SXKD tránh xảy ra đình công, ngừng việc góp phần ổn định tình hình trật tự xã hội ở địa phương.

Thực hiện NQ9b/NQ-BCH ngày 23/8/2016 của Tổng LĐLĐ Việt Nam (khóa XI) về Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở trong tình hình mới. Kế hoạch của ban chỉ đạo thực hiện QCDC tỉnh thực hiện chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ chính trị; Nghị định 04/2015/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, Ban thường vụ LĐLĐ tỉnh ban hành kế hoạch hướng dẫn các cấp CĐ nhất là CĐCS tham gia với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động (NSDLĐ) tổ chức thực hiện quy chế dân chủ. LĐLĐ tỉnh chọn điểm chỉ đạo sau đó rút kinh nghiệm, nhân rộng, đưa nội dung này vào khung tiêu chí chấm điểm Công đoàn cấp trên cơ sở và CĐCS vững mạnh hàng năm và xem đây là một trong những tiêu chí thi đua khen thưởng đối với Công đoàn các cấp.

Từ năm 2015 đến nay, các cấp công đoàn đã đã chủ động phối hợp với chính quyền, các ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền quán triệt: Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị (Khoá VIII) về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở; Nghị định 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định145/2020/NĐ-CP; Chỉ thị số 22 của Ban Bí thư và Kế hoạch của Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị 22 về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định tiến bộ trong DN cho cán bộ công đoàn các cấp; biên soạn tài liệu mẫu để hướng dẫn CĐCS thực hiện. Trên cơ sở đó, các cấp Công đoàn xây dựng kế hoạch và triển khai đến CĐCS và CNVCLĐ.

Qua đó, hoạt động quy chế dân chủ qua các năm có tăng dần chất lượng, nhất là về mặt nhận thức của CNVCLĐ ngày càng được nâng lên, hiểu rõ hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; CNVCLĐ và Công đoàn thấy rõ quyền và trách nhiệm của trong tham gia thực hiện quy chế dân chủ và đây là điều kiện thuận lợi cho tổ chức Công đoàn thực hiện chức năng tham gia đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ; là dịp để CNVCLĐ phát huy quyền làm chủ tập thể trong việc tham gia đóng góp vào quá trình hoạt động và phát triển của cơ quan, đơn vị, DN; được thông tin những chủ trương, chế độ, chính sách liên quan đến NLĐ theo quy định; được bàn bạc và quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

z2878612516250 11cd11b483b6276fb2a52cb54ca1c314

  Thực hiện công tác giám sát Quyết định 217-QĐ/TW tại Trường Mầm non thị trấn Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng

Ảnh GS Mẫu sơn

Trong các đợt kiểm tra, giám sát của Công đoàn hoặc khi tham gia các đoàn kiểm tra, thanh tra, giám sát với các ngành chức năng, LĐLĐ tỉnh đều đưa nội dung thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở vào nội dung kiểm tra, giám sát. Qua đó, kịp thời nhắc nhở, hướng dẫn và kiến nghị các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện Quy chế dân chủ ngày càng tốt hơn. Từ năm 2015 đến nay, LĐLĐ tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành (Ủy ban MTTQ tỉnh, BHXH tỉnh) thực hiện giám sát tại 50 đơn vị. Nội dung giám sát gồm: Việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, Hội nghị người lao động, tổ chức đối thoại, thương lượng tại nơi làm việc, thỏa ước lao động tập thể, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công nhân lao động; Việc thực hiện chế độ chính sách đối với nữ đoàn viên, người lao động; thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế cho người lao động; trích nộp kinh phí công đoàn; Thực hiện các chính sách khác có liên quan đến người lao động theo quy định của pháp luật. Qua giám sát đoàn giải thích, hướng dẫn và kiến nghị các đơn vị, doanh nghiệp làm chưa tốt phải xây dựng và triển khai thực hiện các nội dung theo Nghị định số145/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

 Nhờ sự chủ động, tích cực của các cấp công đoàn, từ đầu năm 2021 đến nay, toàn tỉnh có 1.184/1.184 cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị CBCC, đạt 100%. Nhìn chung, CĐCS đơn vị hành chính sự nghiệp cơ bản phối hợp xây dựng tốt quy chế mối quan hệ công tác giữa thủ trưởng cơ quan và Ban Chấp hành CĐCS, cùng phối hợp chuẩn bị các nội dung hội nghị phù hợp với đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, phân định rõ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, trách nhiệm của cán bộ, công chức. Các cơ quan, đơn vị đều XD được các quy chế, các quy định về công khai tài chính, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo… Trên 83,65% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tổ chức Hội nghị người lao động. Thương lượng và ký kết Thỏa ước lao động tập thể đạt 85,57%, các doanh nghiệp đã tổ chức được 93 cuộc đối thoại định kỳ tại nơi làm việc. Nội dung thực hiện QCDC tại nơi làm việc như: nội dung công khai được thực hiện tốt hơn và thường xuyên hơn trong các DN, chủ yếu là các nội dung: chế độ, chính sách có liên quan đến người lao động; các nguồn quỹ: phúc lợi, Công đoàn, BHXH, BHYT, bảo hiểm tai nạn; các quy định về mức khoán, định mức lao động; các quy định về thi đua, khen thưởng; điều lệ tổ chức và hoạt động của DN... Những việc NLĐ tham gia ý kiến trước khi hội đồng quản trị, giám đốc DN quyết định đều được các DN khuyến khích và tạo mọi điều kiện để NLĐ tham gia đóng góp ý kiến. Những việc NLĐ quyết định, các DN cũng đã thực hiện như: hợp đồng lao động giữa NLĐ và NSDLĐ, tham gia ý kiến và biểu quyết thông qua TƯLĐTT; biểu quyết thông qua nghị quyết hội nghị NLĐ hàng năm; nhận thức và sử dụng quyền dân chủ của NLĐ cũng ngày càng hiệu quả hơn... Đây chính là cơ sở vững chắc xây dựng và thiết lập quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.

Nhìn chung, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Nhận thức, tư tưởng của CNVCLĐ và thủ trưởng cơ quan, đơn vị, DN đã có những chuyển biến tích cực, phát huy được quyền làm chủ của CNVCLĐ, nhất là đã góp phần cho CNVCLĐ hiểu rõ quyền lợi phải gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ; dân chủ phải đi đôi với kỷ cương, kỷ luật LĐ; quyền đại diện của tổ chức CĐ. Đặc biệt, hạn chế được nhiều tiêu cực, mất dân chủ, nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật. Khuyến khích, động viên CNVCLĐ tham gia các phong trào thi đua trong cơ quan, đơn vị, DN góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, XSKD ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp./.

 

Bài & ảnh: Bế Thị Hòa

LĐLĐ tỉnh