Công đoàn tỉnh Lạng Sơn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn; Tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện, góp phần xây dựng tỉnh Lạng Sơn phát triển nhanh và bền vững.

Thứ năm, 05 Tháng 8 2021 23:45

Tuyên truyền các sáng kiến tiêu biểu, xuất sắc trong chương trình 75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển

SÁNG KIẾN TRONG LAO ĐỘNG

 Đỗ Phi Hùng - Đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Lạng Sơn

Là người tham mưu và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về lĩnh vực kỹ thuật, xây dựng; tổ chức nghiên cứu, đề xuất áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, anh Đỗ Phi Hùng - đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Lạng Sơn (trực thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Lạng Sơn), chỉ trong một đợt thi công công trình (một tuần) mặt đường bê tông xi măng tuyến đường số 3, tuyến số 4, tuyến 14 và tuyến đường số 19 thuộc dự án Điều chỉnh, mở rộng Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I áp dụng sáng kiến Cải tiến biện pháp thi công mặt đường bê tông xi măng từ máy đầm bàn sang máy đầm thướcđã tiết kiệm được trên 166,7 triệu đồng. Đây cũng là một trong tổng số 1.436 sáng kiến, giải pháp của đoàn viên thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Lạng Sơn tham gia Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức.

Với cương vị là người Quản lý điều hành phòng, tham mưu các chính sách và quy định mới liên quan đến xây dựng, đấu thầu; tổ chức giám sát, đôn đốc các nhà thầu thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng các công trình, dự án; quản lý, điều hành việc cấp phép xây dựng, trật tự xây dựng và nhiều vấn đề khác tại Khu đô thị Nam Hoàng Đồng. Việc thực hiện dự án Khu đô thị nhất thiết cần phải thi công đầy đủ hệ thống hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt cũng như hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân khi sinh sống tại khu đô thị. Khu đô thị Nam Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn cũng không phải ngoại lệ do đó việc đầu tiên để hình thành Khu đô thị Nam Hoàng Đồng thì nhất thiết phải xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị.

Dự án Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I và dự án Điều chỉnh, mở rộng Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn với tổng diện tích 02 dự án là hơn 77,3 ha, khối lượng thi công các hạng mục công trình là rất lớn đặc biệt là hạng mục đường giao thông nội bộ trong khu đô thị. Tổng chiều dài các tuyến đường là trên 20.000m, trong đó các tuyến đường có mặt đường bê tông xi măng là trên 10.000m, khối lượng thi công đổ bê tông xi măng là 13.000m3. Với khối lượng thi công lớn như trên nếu thi công bằng biện pháp sử dùng đầm bàn sẽ làm kéo dài thời gian thi công, gây tốn kém chi phí nhân công và tính thẩm mỹ của mặt đường không cao, nhanh xuống cấp. Với thực trạng thi công tại dự án như trên, anh đã đưa ra giải pháp kỹ thuật “Cải tiến biện pháp thi công mặt đường bê tông xi măng từ máy đầm bàn sang máy đầm thước tại dự án khu đô thị Nam Hoàng Đồng I và dự án Điều chỉnh, mở rộng Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn” đã được áp dụng nhằm giúp quá trình thi công nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo tốt nhất về mặt kỹ thuật và thẩm mỹ của mặt đường bê tông xi măng.

Máy đầm thước bê tông có khả năng tác dụng chiều sâu khoảng 20cm, do bộ phận gây chấn được thiết kế công suất nhỏ hơn máy đầm bàn. Lợi thế của máy đầm thước bê tông ở khả năng làm phẳng với diện tích bề mặt rộng hơn, tùy thuộc vào độ dài của thước. Kích cỡ nhỏ gọn dễ vận chuyển, dễ điều khiển giúp tăng năng suất lao động. Thi công bằng máy đầm thước đơn giản, chỉ cần một người đứng điều khiển, sử dụng động cơ 4 kỳ chỉ chạy bằng xăng. Bộ kích nổ đi theo máy đảm bảo an toàn cho người sử dụng máy. Khi sử dụng cần chuẩn bị ván trượt hai bên tùy vào chiều dài của thước.

Bàn đầm (thước) là một khối kim loại dạng thanh có chiều dài khoảng 1,2m-2m, thậm chí lên tới 5m để lựa chọn phù hợp mục đích sử dụng. Bộ phận gây chấn được đặt ở chính giữa bàn đầm. Động cơ khởi động làm quay khối lệch tâm trong bộ phận gây chấn, làm rung bàn đầm. Động cơ 4 kỳ, chạy xăng được thiết kế chính giữa máy. Tay cầm điều khiển được bố trí công tắc và cần gạt tiết lưu để người vận hành máy dễ dàng tắt mở và điều chỉnh độ nhanh chậm của động cơ. Sử dụng máy đầm thước an toàn do có thanh chống an toàn khi máy tạm nghỉ hoặc bảo quản, bảo dưỡng.

Mặt đường bê tông xi là loại hình mặt đường chính được sử dụng cho giao thông đường bộ và sân bay, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên mạng lưới giao thông của các khu vực, lãnh thổ và xuyên quốc gia. Mặt đường bê tông xi măng có mặt trên tất cả các cấp đường giao thông đường bộ, từ địa phương, hệ thống tỉnh lộ, quốc lộ, từ đường có lưu lượng xe thấp đến đường phố, đường trục chính, đường cao tốc, đường giao thông miền núi, khu vực có thời tiết khắc nghiệt. Do có lợi thế về tuổi thọ và công nghệ xây dựng ngày càng có nhiều tiến bộ nên mặt đường bê tông xi măng đang được sử dụng nhiều cho các đường cấp cao, đường cao tốc và sân bay. Chính vì vậy giải pháp kỹ thuật trên có khả năng áp dụng và nhân rộng tại mọi công trình, nhiều địa phương.

Với vai trò là đoàn viên Công đoàn cơ sở, trong các năm qua anh luôn tích cực đóng góp nhiều ý kiến đổi mới, sáng tạo với Ban chấp hành công đoàn cũng như với Lãnh đạo đơn vị để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, các phong trào thi đua yêu nước. Chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy làm việc của đơn vị. Tham gia đầy đủ các hoạt động do Công đoàn cơ sở Công ty cũng như công đoàn cấp trên phát động. Anh nhiều năm liên tục đạt Chiến sĩ thi đua cơ sở (từ năm 2017-2020), được Chi bộ Công ty, Giám đốc Công ty tặng Giấy khen, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn tặng Bằng khen./.

  

SÁNG KIẾN TRONG LAO ĐỘNG

Lê Ngọc Cương - Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn cơ sở Trung tâm Văn hóa, thể thao và Truyền thông huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

Với nhiệm vụ được giao là quản lý và khai thác trạm truyền thanh - truyền hình, tham mưu xây dựng và phát triển các đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn huyện, anh Lê Ngọc Cương - Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn cơ sở Trung tâm Văn hóa, thể thao và Truyền thông huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn nhận thấy, mỗi chương trình truyền thanh của đài huyện muốn truyền đến các đài truyền thanh xã, thị trấn thường mất khá nhiều thời gian, khi thông tin từ huyện đến người dân sẽ không còn mang tính thời sự, phương thức truyền thanh đó cần phải cải tiến cho phù hợp với công nghệ hiện nay. Sau nhiều thời gian tìm tòi, suy nghĩ anh đã hình thành ý tưởng và đi đến thử nghiệm thực hành, tìm cách làm tốt nhất để các đài truyền thanh cơ sở hoạt động hiệu quả hơn. Từ những hạn chế của phương pháp cũ, anh đã đăng ký và nghiên cứu đề tài “Cải tiến đầu thu FM và bộ mã hóa RDS để thực hiện truyền thanh trực tiếp từ huyện đến cơ sở” để thay thế phương thức phát thanh trước đây. Sau khi nghiên cứu các phương án và chọn phương án tốt nhất để thực hiện, với tổng số tiền làm lợi là 279.090.909 đồng. Đây cũng là một trong tổng số 1.436 sáng kiến, giải pháp của đoàn viên thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Lạng Sơn tham gia Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức.

Anh Lê Ngọc Cương đã thực hiện nghiên cứu sáng kiến qua 04 giai đoạn: Giai đoạn 1 anh tính toán, thiết kế mạch phối hợp trở kháng và chuyển đổi đầu thu FM thành nguồn tín hiệu đầu vào và tín hiệu đầu ra là bộ loa kích ở trạm trung tâm huyện. Giai đoạn 2 anh đã nghiên cứu tìm hiểu hoạt động của bộ mã hóa RDS và thiết bị định thời để xác định thời gian hoạt động cho hệ thống chạy tự động, tiến hành lắp đặt thử nghiệm đầu thu FM ở các thôn: Khòn Cháo, Khòn Xè, Bản Mới B, Khòn Quanh và thôn Pò Sáy thuộc xã Sàn Viên, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Giai đoạn 3 anh tiến hành lắp đặt chạy thử tại các xã nằm trong diện phủ sóng của máy FM-1000W trung tâm huyện, đó là các xã: Hữu Khánh, Mẫu Sơn, Đồng Bục, Khánh Xuân, Khuất Xá, Tú Đoạn, Thống Nhất và thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Triển khai lắp đặt thử nghiệm một đầu thu FM đặt tại phòng họp trực tuyến của UBND huyện để truyền âm thanh trực tiếp đến các xã: Yên Khoái, Minh Hiệp, Tam Gia, Nam Quan, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Giai đoạn 4, đối với các xã chưa có hệ thống đài truyền thanh cơ sở, gồm các xã: Sàn Viên, Lợi Bác, Ái Quốc, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, trong đó riêng xã Sàn Viên lắp các đầu thu FM để thực hiện tuyên truyền (do nằm trong vùng phủ sóng của đài huyện). Còn 2 xã Lợi Bác và Ái Quốc, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, thực hiện cải tiến đầu thu FM đã hỏng khối cao tần thành bộ khuếch đại để phát ra loa truyền thanh cộng đồng. Nhờ vậy, đến nay huyện Lộc Bình 100% xã, thị trấn đã có hệ thống loa truyền thanh phục vụ tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.

Sau khi thực hiện ở các trạm truyền thanh cơ sở trên thấy hoạt động hiệu quả được Ban giám đốc Trung tâm và các kỹ thuật viên đánh giá cao. Sau đó bản thân đã đến các xã có đài truyền thanh thực hiện đấu nối và cài đặt, hướng dẫn cán bộ phụ trách truyền thanh cơ sở các xã, thị trấn thực hiện. Sau khi phát được các chương trình truyền thanh trực tiếp quần chúng nhân dân được nghe thông tin trong huyện rất phấn khởi và hưởng ứng. Với cách làm này có thể nhân rộng và áp dụng trong tất cả các đài truyền thanh cơ sở.

Về lợi ích xã hội thì các chương trình sau khi sản xuất xong được gửi và phát ngay thì hiệu quả tuyên truyền sẽ cao hơn, mang tính thời sự hơn. Mặt khác nếu có thông báo gấp như thông báo phòng chống thiên tai, phòng dịch... khi áp dụng phương pháp này rất hiệu quả. Hoặc tuyên truyền các đĩa chương trình của Trung ương gửi đến thì chỉ cần Trung tâm sản xuất một chương trình và phát sóng thì các đài truyền thanh cơ sở sẽ tự động thu và phát lại được.

Hệ thống truyền thanh đã phát huy hiệu quả rất lớn trong công tác tuyên truyền, vận động và phát đi những thông tin chính thống để người dân kịp thời nắm bắt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, công tác hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19, thông báo tình hình sâu bệnh, khung lịch thời vụ, an ninh trật tự, những thông tin về sức khỏe cho mọi người, các phong trào thi đua yêu nước, chung tay xây dựng nông thôn mới, các gương điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực,... được thực hiện thông qua các chuyên mục, tiết mục được xây dựng định kỳ hàng tuần trên sóng phát thanh của đài cấp huyện. Điển hình như các chuyên mục: Xây dựng Đảng, Nông nghiệp - Nông dân và Nông thôn, An ninh - Quốc phòng, Chính sách pháp luật, Bảo hiểm xã hội, Sức khỏe cho mọi người,... tất cả các chuyên mục, tiết mục được thực hiện đều có sự phối hợp chặt chẽ từ các ngành chuyên môn trong huyện, để thông tin được chính xác, kịp thời chuyển tải đến người dân.

Trong thời gian cao điểm phòng chống dịch Covid-19, các bản tin hàng ngày của đài huyện truyền tải đến đài truyền thanh cấp xã đều dành phần lớn thời lượng để tuyên truyền công tác phòng, chống dịch Covid-19, những thông báo của huyện về việc không tụ họp đông người, các biện pháp phòng tránh dịch... Đặc biệt, thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến các trường hợp nhiễm mới, những nỗ lực của Đảng và Nhà nước, những tín hiệu khả quan trong công tác phòng, chống dịch để tránh tâm lý hoang mang trong Nhân dân... Hệ thống truyền thanh đã phát huy được vai trò đi đầu trong công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh.

Có thể nói, với sáng kiến kinh nghiệm “Cải tiến đầu thu FM và bộ mã hóa RDS để thực hiện truyền thanh trực tiếp từ huyện đến cơ sở” ở cơ sở đã mang lại những hiệu quả thiết thực, góp phần xây dựng và phát triển hệ thống truyền thanh ở cơ sở. Từ những chiếc loa truyền thanh mà mọi người đã nắm bắt được các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp của Nhà nước, thực hiện quyền và nghĩa vụ của Nhân dân, nhân rộng những điển hình tiên tiến, xây dựng nông thôn mới, xây dựng phát triển kinh tế, quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện…... Trong giai đoạn mới, truyền thanh cơ sở đã và đang phát huy hiệu quả - vừa là công cụ của đảng vừa là diễn đàn của nhân dân.

Bản thân là Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn cơ sở phụ trách công tác kiểm tra, luôn gương mẫu thực hiện tốt nghĩa vụ và đạo đức của cán bộ công chức, viên chức theo quy định của pháp luật, thực hiện tốt quy định về thực hiện nếp sống văn minh, gương mẫu chấp hành nghiêm đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương, thực hiện tốt nếp sống văn minh, môi trường văn hóa công sở… Tham gia nhiệt tình các phong trào do các cấp, các ngành phát động. Được Ban chấp hành giao phụ trách công tác kiểm tra, bản thân đã chủ động tham mưu xây dựng kế hoạch kiểm tra của Công đoàn cơ sở, tích cực tham gia ý kiến góp ý xây dựng pháp luật, chính sách, chế độ có liên quan đến đoàn viên công đoàn, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên. Tham mưu xây dựng các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kế hoạch đơn vị đã đề ra. Với những thành tích đạt được anh đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen, Tổng Liên đoàn tặng Bằng Lao động sáng tạo năm 2020./.

Ban Biên tập